Ngữ pháp Tiếng Trung Quốc thượng cổ

Ta biết rất ít về ngữ pháp tiếng Hán sơ kỳ, vì hầu hết các văn liệu thời cổ chỉ ghi chép các nghi lễ cúng tế và phần lớn từ vựng chưa được giải mã. Tuy nhiên, vốn văn học phong phú thời Chiến Quốc đã được phân tích kỹ lưỡng.[53] Tiếng Hán thượng cổ không có sự biến tố hình thái từ, mà thứ tự câu, trợ từ, và từ loại mới đảm nhận các chức năng ngữ pháp.[53][54]

Từ loại

Đại từ nhân xưng tiếng Hán thượng cổ có rất nhiều dạng thù trong các văn liệu, có lẽ bởi sự khác biệt giữa các phương ngữ.[55] Có hai nhóm đại từ ngôi nhất:[56][57]

  1. Dạng *l-: *lja , *ljaʔ ,[lower-alpha 6] *ljə và *lrjəmʔ
  2. Dạng *ŋ-: *ŋa và *ŋajʔ

Trong các bản khắc giáp cốt văn, đại từ dạng *l- được nhà vua sử dụng để chỉ bản thân, và đại từ dạng * ŋ- được sử dụng bởi dân chúng thời nhà Thương. Sự phân biệt hai dạng không tái xuất trong các văn liệu về sau, và đại từ dạng *l- mất hẳn trong thời kỳ cổ điển.[57] Sau thời nhà Hán, 我 trở thành đại từ chung chỉ ngôi nhất.[59]

Các đại từ ngôi hai bao gồm *njaʔ , *njəjʔ , *njə , *njak .[60] Chữ 汝 và 爾 tiếp tục được sử dụng không phân biệt cho tới khi bị thay thế bởi biến thể miền tây bắc là (bính âm hiện đại: nǐ) thời nhà Đường.[59] Tuy nhiên, một vài phương ngữ Mân hiện đại vẫn sử dụng đại từ ngôi hai phái sinh từ 汝.[61]

Tiếng Hán thượng cổ không có đại từ chủ ngữ ngôi ba chuyên dụng, nhưng *tjə (ban đầu là một từ chỉ định khoảng cách) được sử dụng như một đại từ tân ngữ ngôi ba trong thời kỳ cổ điển.[62][63] Đại từ sở hữu ban đầu là *kjot bị thay thế bởi *ɡjə thời kỳ cổ điển.[64] Sau thời nhà Hán, chữ 其 được dùng làm đại từ chung chỉ ngôi ba.[59] Chữ này vẫn tồn tại trong vài phương ngữ Ngô.[59]

Tiếng Hán thượng cổ có đại từ nghi vấnđại từ chỉ định, nhưng không có đại từ bất định với nghĩa như 'something' hoặc 'nothing' trong tiếng Anh.[65] Các đại từ phân bổ được tạo thành với hậu tố *-k:[66][67]

  • *djuk 'ai đó' từ *djuj 'ai'
  • *kak 'mỗi một' từ *kjaʔ 'tất cả'
  • *wək 'có kẻ (phiếm chỉ người)' từ *wjəʔ 'có'
  • *mak 'chẳng ai' từ *mja 'chẳng có'